Thiền Yên Lặng
Bản Tóm Tắt cho Phần Thực Tập
Các tiến trình của Hỏa Xà / Kundalini:
- Thông khí sơ khởi: sức nóng trổi dậy toàn thân, thoát ra trên đầu và theo mồ hôi thoát qua các lỗ chân lông.
- Thông khí hoàn chỉnh: sức nóng trổi dậy thành 2 đường (trước bụng và sau lưng), lên đến cổ hoặc đầu thì hợp lại và thoát ra trên đỉnh đầu.
- Thông lửa: sức nóng cao độ trổi dậy từ đốt xương cùng, đi thật chậm, lên đến cổ/vai dừng lại một lúc rồi lên tiếp và thoát ra trên đỉnh đầu.
Thiền Yên LặngTác Giả: Nhà Sư Khất Sĩ THÍCH GIÁC NHIỆM
- ĐC: Tịnh Xá Huệ Quang
- 114/1A, CMTT, F. An Thới, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ
- ĐT: +84-1998055551/
- Sư Thích Minh Đạo +84-1998055553
Thien Yen Lang -parts 2
Thien Yen Lang -part 3
Thien Yen Lang _part 4
Thien Yen Lang -part 5
Các bước chuẩn bị:
- Ăn, uống, không để bụng đói.
- Sửa soạn lều xông, nấu nước, mền hoặc áo mưa.
- Chuẩn bị quần áo để thay, khăn, bao nylon, tấm bạt trải.
- Tắt hết quạt, máy lạnh.
- Nếu cần, chuẩn bị gối để ngồi, khăn để kê chân.
- Nếu không xông hơi mà chỉ mặc áo mưa và quấn mền ngồi thiền thì có thể uống ly nước nóng hoặc ăn bát cháo nóng nếu muốn.
Thông khí sơ khởi
Ngồi thiền:- Ngồi xếp bằng, chỉnh sửa chân tay và cơ thể sao cho thoải mái, dễ chịu.
- Chỉnh đầu, cổ, lưng thẳng hàng. Mắt nhắm, nhìn xuống, cổ hơi ngước.
- Hít thở vài hơi thật sâu, thật chậm, buông thả các cơ bắp theo hơi thở ra.
- Cầu nguyện, thỉnh ánh sáng minh triết và từ bi bao trùm hết. Xin bảo vệ, chữa lành và đón rước mọi nghiệp thức.
- Niệm đều đều, liên tục, không để tư tưởng xen vào.
- Không quan tâm tới mọi biến chuyển trong cơ thể hay chung quanh. Tảng lờ hết mọi đau nhức, ngứa, nhột, mồ hôi chảy… Chỉ chăm chú vào việc niệm.
- Ngồi thiền xong thì đi nằm thiền ngay.
- Nằm ngửa hay nằm nghiêng, đắp mền kín, muốn chừa mặt cũng được.
- Nếu chưa thông thì niệm tiếp tục, ngủ thiếp một lát cũng được.
- Nếu thông rồi thì trực nhận lòng bàn chân (sẽ có hơi nóng đi
lên). Tâm yên lặng.
- Chỉnh đầu, cổ và lưng thẳng hàng. Hít thở vài hơi, thư giản các cơ bắp.
- Tâm yên lặng, không suy nghĩ. Bảo tâm hãy an trú vào tĩnh lặng suốt thời gian ngủ. Niệm thầm hay giữ yên lặng để đi vào giấc ngủ bình yên.
- Mỗi khi thức giấc, làm lại như trên để ngủ lại.
- Suốt ngày, bất cứ lúc nào nghe có hơi nóng tự khởi lên đến đầu hoặc làm nghẽn đau, nhói trong thân, nhảy mũi, ho …, thì giữ tâm yên lặng, niệm thầm cho đến khi trược khí thoát ra trên đỉnh đầu.
Thông khí hoàn chỉnh
Sau khi thông khí sơ khởi, không cần xông hơi hay mặc áo mưa nữa. Tiếp tục thường xuyên quấn mền ngồi thiền, nằm thiền, ngủ thiền và đả thông (mỗi khi có sức nóng tự khởi) cho đến khi thông khí hoàn chỉnh.
Thông lửa
Sau khi thông khí hoàn chỉnh, vẫn tiếp tục thường xuyên quấn mền ngồi thiền, nằm thiền, ngủ thiền và đả thông (mỗi khi có sức nóng tự khởi) cho đến khi thông lửa.
Thiền Yên Lặng
Sau khi thông lửa, bắt đầu bước vào Thiền Yên Lặng: hằng ngày vẫn tiếp tục ngồi thiền, nằm thiền, thiền ngủ và đả thông nhưng khi thiền thì không cần đọc thầm nữa. Mặc dù cơ thể vẫn tiếp tục thanh lọc trược khí khi cần, nhưng mục đích chính của thiền bây giờ không phải là để “thông” trược khí mà là để bước vào sự Tĩnh Lặng. (Các bước tập nói phía trên cần thiết cho việc giải trược vì trược khí nhiều thì trí bị chi phối nhiều, khó bước vào Tĩnh lặng.)
Khi thiền, chỉ giữ tâm yên lặng, buông thả hết mọi tư tưởng, mọi cơ bắp, mọi quan tâm. Khi tâm vào tĩnh lặng (định), sẽ có các dấu hiệu như sau: không còn nghe về thân (gọi là mất thân), không đau nhức hay tê, các cảm nhận về thời gian và không gian bị lệch (thời gian trôi nhanh hơn, không gian biến chuyển, v.v…). Lúc đầu thì tâm như mơ mơ và nghỉ ngơi, sau khi vào sâu hơn trong Tĩnh Lặng thì tâm sẽ tỉnh giác, sáng suốt và minh triết dần. Trong đời thường thì cơ thể vật lý thay đổi, sắc mặt sáng, bình an, bớt đau bệnh, không còn nghiện ngập. Tánh tình ôn hòa, dễ chịu, nhẹ nhàng hơn dần. Tâm không tham, lòng không bạo lực, tính từ bi phát triển. Nếu hành giả không thấy những dấu hiệu tự nhiên này thì có khả năng là đã thực tập sai. Xin liên lạc với người có kinh nghiệm để tìm hiểu thêm.
No comments:
Post a Comment